Bọ xít hút máu người
Bọ xít hút máu người xuất hiện tại Hà Nội và TP.HCM, chúng chính đốt người làm xưng ngứa, nếu nặng có thể bị sốt phòng vệ. Nên di bệnh viện để điều trị kiệp thời.
Trên trang này
- Tìm hiểu về bọ xít hút máu người và vai trò truyền bệnh.
- a. Vị trí phân loại của bọ xít hút máu người.
- b. Các giai đoạn phát triển của bọ xít hút máu người.
- c. Tập tính và sinh thái hoạt động của bọ xít thuộc phân họ triatominae.
- d. Khu vực bọ xít hút máu người phát triển.
- e. Cách thức lây truyền bệnh của bọ xít hút máu người.
- f. Các triệu chứng của bệnh Chagas.
- g. Bọ xít hút máu người còn gọi là bọ sát thủ. Sinh vật - sinh vật đơn bào Trypanosoma cruzi.
- Cách phòng chống bọ xít hút máu người.
- Cách diệt bọ xít hút máu người.
- Khách hàng bị bọ xít hút máu tấn công.
- Tài liệu tham khảo về bọ xít hút máu người.
- Video trên bọ xít hút máu người trên truyền thông.
- Liên hệ đến dịch vụ diệt bọ xít hút máu người.
- Lời kết của bài viết này.
1. Tìm hiểu về bọ xít hút máu người và vai trò truyền bệnh:
Bọ xít hút máu có tên khoa học Triatoma rubrofasciata, là vector truyền bệnh Chagas lưu hành phổ biến ở Mexico, Trung và Nam Mỹ. Loài bọ xít này có xu hướng đốt máu trên mặt người, nên chúng còn được gọi là “kissing bugs”.
a. Vị trí phân loại của bọ xít hút máu người:
- Giới: Động vật Animalia
- Ngành: Chân khớp Arthropoda
- Lớp: Côn trùng Insecta
- Bộ: Cánh nửa Hemiptera
- Họ: Bọ xít bắt mồi Reduviidae
- Phân họ: Bọ xít hút máu Triatominae
- Giống: Bọ xít hút máu Triatoma
- Loài: Bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata De Geer 1773
- Số loài của phân họ triatominae là: 142 loài
Tất cả các loài trên đều hiện diện ở khu vực Mỹ La Tinh, ngoại trừ có 14 loài hiện diện tại khu vực châu Á (13 loài đặc hữu chỉ hiện diện tại khu vực Châu Á và một loài hiện diện trên toàn thế giới: Triatoma. rubrofasciata).
Có 3 loài là vector chính quan trọng truyền ký sinh trùng Tripanosoma cruzi là: Triatoma infestants. Triatoma. dimidiata và Rhodnius prodnius. Ngoài ra còn có 17 loài bọ xít hút máu là vector phụ truyền ký sinh trùng Tripanosoma cruzi, trong đó có loài Triatoma. Rubrofasciata (Theo tài liệu Lent et al. 1979. Revition of the Triatominae and their significance as vectors of chagas disease).
b. Các giai đoạn phát triển của bọ xít hút máu người:
Vòng đời phát triển của bọ xít hút máu Triatominae khoảng trên, dưới 300 ngày (tùy thuộc vào điều kiện môi trường).
- Trứng: màu trắng, chuyển sang màu đỏ nhót thì nở.
Thời gian phát triển: 13 - 16 ngày, tỉ lệ nở con đạt: 85,7% - 95,2%
- Thiếu trùng: 1 - 5 giai đoạn
- Giai đoạn trưởng thành: Bọ xít đẻ trứng rời rạc, đẻ làm nhiều lần khác nhau, trung bình mỗi con cái đẻ 200 trứng.
Giai đoạn bọ xít trưởng thành, cơ thể có màu nâu tối phớt màu đỏ nhạt. Phần đầu hơi kéo dài. Râu đầu có 4 đốt, đốt thứ hai dài nhất, đốt 3 và đốt 4 vuốt nhỏ lại giống như lông cứng, đốt 4 màu trắng sáng. Phụ miệng kiểu chích hút gọi là vòi, có 3 đốt.
c. Tập tính và sinh thái hoạt động của bọ xít thuộc phân họ triatominae:
Ban ngày bọ xít thường ẩn mình trong các kẻ hở trong tường vách, các kho tối chứa đồ trong nhà, đặc biệt của các loài bọ xít này là ưa thích sống trong các vật liệu bằng gỗ, lá…ở những nơi ít người qua lại. Bọ xít thường xuất hiện vào ban đêm lúc người đang ngủ (nghiên cứu tại Hà Nội năm 2012 do PGS. TS Nguyễn Văn Châu đứng đầu cho thấy, 98,96% bọ xít hút máu hoạt động vào ban đêm). Do chúng có xu hướng đốt máu trên mặt người, nên còn gọi loài bọ xít này là kissing bugs.
d. Khu vực bọ xít hút máu người phát triển:
Các loài bọ xít Triatominae phát triển phổ biến ở các vùng quê nghèo ở Mexico, Trung và Nam Mỹ. Tại những khu vực này người dân sống trong những ngôi nhà có điều kiện kinh tế, vệ sinh thấp. Ở Việt Nam, loài bọ xít này thường xuất hiện và làm ổ tại những ụ gỗ để lâu ngày không sử dụng và ít người qua lại.
e. Cách thức lây truyền bệnh của bọ xít hút máu người:
Ở những vùng lưu hành bệnh Chagas, kiểu lan truyền chủ yếu là do một loài vector côn trùng được gọi là bọ xít triatomine. Bọ xít bị nhiễm Trypanosoma. cruzi do đốt máu của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh. Ký sinh trùng T. cruzi phát triển qua 2 vật chủ. Thông qua vector trung gian là bọ xít khi hút máu người và ký sinh trùng trong người sẽ được truyền qua bọ xít. Trong cơ thể bọ xít các ký sinh trùng sẽ phát triển nhanh thành dạng có roi dài. Bọ xít không truyền thẳng mầm bệnh vào người và động vật khi hút máu. Mầm bệnh Trypanosoma cruzi ở phân, nước tiểu của bọ xít thải ra khi đang hút máu sẽ xâm nhập vào cơ thể người qua vết đốt hoặc vết trầy xước da do ngứa và gãi. Khi đã ở bên trong cơ thể chúng sẽ xâm chiếm tế bào, ở đây chúng biệt hóa thành dạng không roi (amastigotes) nội bào. Các trùng không roi sẽ nhân lên bằng cách phân đôi và biệt hóa thành trùng có roi (Trypanosoma cruzi), và sau đó được phóng thích vào máu. Chu kỳ này được lập lại ở từng tế bào bị nhiễm. Sự sao chép lại tiếp tục chỉ khi ký sinh trùng vào một tế bào khác hoặc được một côn trùng truyền bệnh khác ăn vào.
f. Các triệu chứng của bệnh Chagas:
Các bệnh nhân xuất hiện trong hai giai đoạn: một cấp tính giai đoạn, trong đó xảy ra không lâu sau khi một ban đầu bị nhiễm trùng, và một mãn tính giai đoạn đó phát triển qua nhiều năm.
Trong giai đoạn thể cấp tính, sau thời gian ủ bệnh âm thầm từ 1 - 3 tuần đầu, bệnh có phản ứng tại chỗ vết đốt, nơi ký sinh trùng xâm nhập như bị phù nề do viêm, hạch bạch huyết trong vùng gần chỗ vết đốt sưng lên; thường nếu bị đốt ở vùng mặt thì bị viêm mí mắt một bên. Các dấu hiệu này kéo dài khoảng một tháng. Sau đó, ký sinh trùng theo máu phát tán khắp cơ thể với biểu hiện sốt cao từ 38 - 40oC, sốt không đều, sốt kéo dài khoảng hai tuần. Ngoài ra, có các dấu hiệu đi kèm như phù mặt, chi, điển hình là phù một bên mí mắt; viêm cơ tim cấp với triệu chứng nhịp tim nhanh, tiếng tim nhỏ, huyết áp hạ, tim to; gan, lách, hạch bạch huyết sưng to; đồng thời có những biểu hiện viêm não. Tuy nhiên, giai đoạn này thường hay bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác không phải là duy nhất cho bệnh Chagas.
Giai đoạn thể mạn tính kéo dài nếu người bệnh vượt qua được giai đoạn cấp tính. Trong giai đoạn này, các triệu chứng lâm sàng giảm dần nhưng không khỏi hẳn. Bệnh chuyển qua thể mạn tính, tiến triển âm thầm và kéo dài. Bệnh có thể tái xuất hiện với những biến chứng, di chứng ở não, tim và hệ tiêu hóa. Di chứng ở tim thường gặp là biểu hiện hồi hộp, đau vùng trước tim, to tim toàn bộ gây nên sự bất thường về nhịp tim và có thể dẫn đến tử vong đột ngột. Di chứng ở ruột thường thấy là thực quản và đại tràng bị phì đại.
g. Bọ xít hút máu còn được gọi là Bọ sát thủ. Sinh vật - sinh vật đơn bào Trypanosoma cruzi.
Bệnh Chagas còn gọi là American trypanosomiasis (bệnh do đơn bào trypanosomia Mỹ gây ra). Có 150 loài bọ và hơn 100 loài vật có vú mang ký sinh trùng đơn bào. WHO xếp nó là bệnh nhiệt đới bị lãng quên, với 8 triệu người bị nhiễm, chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, và ước tính 10.000 ca tử vong do di chứng của bệnh này.
Cả con trưởng thành và nhộng, con cái và con đực, đều là loài hút máu và do đó tìm vật chủ là con người để hút máu, nhất là ở các vùng lộ thiên như mặt. Tuy nhiên, chúng mang ký sinh trùng trong phân được thải lên da sau khi cắn. Khi một người vô tình lau da bị nhiễm bẩn của mình, có thể mang sinh vật đơn bào vào vết cắn, các da bị rách khác, hay mắt và miệng. Bệnh có thể lây qua con đường truyền máu, cấy ghép cơ quan, và ăn thực phẩm bị nhiễm ký sinh trùng.
Các triệu chứng thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết, nhức đầu, sưng cục bộ ở vị trí vết cắn, sau đó có thể biến mất. Tuy nhiên, 30 đến 40% số người phát các triệu chứng khác trong từ 10 đến 30 năm kể từ ngày nhiễm bệnh lần đầu, gồm phì đại tâm thất, suy tim, phì đại thực quản hay sưng ruột kết.
2. Cách phòng chống bọ xít hút máu người:
Tùy thuộc vào con non hay trưởng thành mà chiều dài của bọ xít hút máu khoảng từ 1 đến 3,5cm.
Theo góc nhìn khoa học, bọ xít hút máu người thuộc họ Reduviidae. Phần nhiều côn trùng trong họ này đều có ích song có một số loại lại gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Tùy thuộc vào con non hay trưởng thành mà chiều dài của bọ xít hút máu khoảng từ 1 đến 3,5cm.
Bụng của bọ xít hút máu rộng, thân, đầu và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn.
Rìa thân của bọ xít có sọc màu vàng, nhưng riêng thân thì có màu nâu. Đây là cách nhận biết so với các loại bọ xít khác.
Bọ xít hút máu thường đẻ trứng ở các đống gỗ ngoài nhà, tủ hoặc thành của giường. Trứng của bọ xít có kích thước khoảng 1 đến 1,5mm và có màu trắng ngà.
Thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu là vào đầu mùa mưa khi độ ẩm không khí tăng cao.
Máu người hoặc máu động vật chính là nguồn “dinh dưỡng” chính của bọ xít hút máu. Chúng hay sống và ẩn nấp tại giường, đệm, tủ… Ban ngày bọ xít sẽ lẩn trốn và hoạt động vào ban đêm.
a. Cách phòng chống bọ xít hút máu người:
Vệ sinh nơi ở, sinh hoạt, nhất là những nơi ẩm thấp thường xuyên để phòng chống bọ xít hút máu người.
Những vật dụng mủn, mục cần được loại bỏ không sử dụng.
Khi đi ngủ cần mắc màn (mùng) và giắt màn cẩn thận để tránh cho bọ xít không vào được.
Nếu phát hiện bọ xít hút máu người đốt, không được gãi tại vết đốt mà phải rửa ngay bằng xà phòng.
Trường hợp vết thương sưng lớn, phù nề phải đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, không được tự ý điều trị.
b. Cách xua đuổi bọ xít bằng các nguyên liệu sẵn có an toàn:
* Xua đuổi bọ xít bằng tỏi:
Mùi của tỏi có thể xua đuổi bọ xít hút máu người. Bạn sử dụng 4 thìa cafe bột tỏi hòa với 500ml và cho vào bình xịt. Xịt dung dịch này lên chỗ bọ xít xuất hiện. Mùi cay của tỏi sẽ khiến bọ xít tránh xa khu vực này và không dám tới gần nữa.
* Sử dụng tinh dầu bạc hà:
Tương tự như cách làm với tỏi, bạn nhỏ 10 giọt tinh dầu bạc hà vào 500ml nước. Sau đó làm giống cách trên. Nhưng do tinh dầu bạc hà dễ bay hơi nên cần lặp lại các thao tác để đạt được hiệu quả tốt nhất.
3. Cách diệt bọ xít hút máu người:
a. Diệt bọ xít hút máu người bằng hóa chất chuyên dụng:
Quý khách nên gọi công ty diệt côn trùng Trần Anh để được tư vấn và diệt bò xít hút máu người một cách hiệu quả nhất. Các kỹ thuật có kinh nghiệm nhiều năm về diệt bọ xít hút máu, diệt côn trùng, diệt mối... Các hóa chất diệt bọ xít hút máu người ngày nay đực các nước tiên tiến sản xuất như Đức, Anh, Án Độ, Việt Nam rất hiệu quả và an toàn. Để không gian sông của quý khách an toàn nhất quý khách nên gọi dịch vụ diệt bọ xít hút máu người xử lý chúng.
Video phun thuốc diệt bọ xít hút máu người.
Bên cạnh việc phòng chống, xua đuổi thì cách tiêu diệt bọ xít hút máu người cũng được không ít người quan tâm. Trên thị trường hiện nay có dung dịch hóa chất có thể tiêu diệt được loại côn trùng gây hại này, tuy nhiên phương pháp diệt bọ xịt thủ công được ưa chuộng.
Trong trường hợp nhà bạn không có quá nhiều bọ xít hút máu người tấn công, hãy thử áp dụng ngay 2 cách diệt bọ xít dưới đây.
b. Diệt bọ xít hút máu người bằng nước xà phòng, nước rửa chén.
Diệt bọ xít hút máu bằng dung dịch nước xà phòng/nước rửa chén được rất nhiều người áp dụng.
Sử dụng 180ml nước xà phòng hòa tan với 1 lít nước nóng. Xịt trực tiếp dung dịch này vào nơi bọ xít thường lui tới và làm tổ.
Dung dịch nước xà phòng/nước rửa chén sẽ tiêu diệt bọ xịt thông qua cách phá hủy lớp bảo vệ bên ngoài của chúng và làm chúng mất nước.
c. Diệt bọ xít hút máu người từ bên ngoài:
Bạn có thể loại trừ một số con bọ xít từ bên ngoài vào nhà bằng nhiều phương pháp, sau đó để các con bọ xít đã chết tại những nơi bọ xít tập trung. Mùi hôi của các con đã chết sẽ cảnh báo cho những con bọ xịt khác trong nhà để chúng tránh xa.
*Lưu ý không dùng tay để tiêu diệt bọ xít. Bởi cách này có thể khiến bạn vô tình nhiễm ký sinh trùng ở trong phân bọ xít.
4. Khách hàng bị bọ xít hút máu người tấn công:
Dưới đây là hình anh khách hàng đã gọi đến công ty diệt côn trùng Trần Anh để xử lý bọ xít hút máu người.
5. Tài liệu tham khảo về bọ xít hút máu người:
1. Schofield C.J. & Galvao C. (2009). Classification, evolution, and species groups within the triatominae. Acta Tropica 110,88-100 (special issue doi 10:1016/j.Acta Tropica. 2009.01.010).
2. Schuh R.T.& Slater J.A. True Buys of the world (Hemiptera: Heteroptera). Classification and Natural History. Cornell University press, New York. 336pp.
3. Ambrose, D. P., 1999. Assassin buys. Science publishers, Inc., Enfield, new Hampshire: 337p.
4. WHO (2008). Report WHO on Reduviidae 5 - 7 May 2008.
5. Rozedaal J,A. 1997. Triatominae Buys. Vector control. Who, Geneva: Chapter: 210 - 237.
6. Rassi A, Rassi A Marin-Neto JA (April 2010). “Chagas disease”. Lancet 375 (9723): 1388-402.
7. Theo tài liệu Lent et al. 1979. Revition of the Triatominae (Hemiptera, Reduviidae), and their significance as vectors of chagas disease, Bull. Am. Mus. Nat. Hist. (1979) 163:127 -520p).
8. https://vi.wikipedia.org/wiki/Triatominae
6. Video bọ xít hút màu người trên thông tin truyền thông:
Video bọ xít hút máu người trên thông tin truyền thông.
7. Liên hệ đến dịch vụ diệt bọ xít hút máu người:
Công ty diệt côn trùng Trần Anh, triển khai cung cấp dịch vụ diệt bọ xít hút máu người và bán thuốc trên toàn quốc, kể cả các huyện ngoại thành:
- Địa chỉ 1 - Diệt côn trùng tại quận 10:
122/14 Ngô Gia Tự, phường 9, quận 10, TP HCM.
- Địa chỉ 2 - Diệt côn trùng tại Bình Tân:
55 Đường Số 4B, KDC Vĩnh Lộc, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP HCM.
- Địa chỉ 3 - Diệt côn trùng tại Bình Chánh:
C7/19F Võ Văn Vân, Ấp 3A, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh.
- Địa chỉ 4 - Diệt côn trùng tại Quận Thủ Đức:
59/54/37 Đường Số 8, Phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TPHCM.
- Địa chỉ 5 - Diệt côn trùng tại Quận 9:
59/160 Đường 102, Khu phố 7, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM.
- Dịa chỉ 6 - Diệt côn trùng tại Quận 7:
Số C-01 Lô C, Chung cư Tân Hưng, P.Tân Hưng, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0906 333 809
- Điện thoại: 0918 333 809
- Điện thoại: 0933 809 800
- Điện thoại: 02862786199
- Email: info@dietmoi.vn
- Thời gian làm việc: 7h - 22h.
- Ngoài khung giờ trên, quý khách hẹn trước để diệt côn trùng lúc đêm khuya hoặc sáng sớm.
8. Lời kết của bài viết bọ xít hút máu người:
Lời cuối cùng mà diệt côn trùng Trần Anh muốn nói trong bài viết này là các thông tin liên quan tới bọ xít hút máu người như loài bò xít, sinh trưởng phát triển, cách nhận biết, cách phòng chống, cách xua đuổi, cách diệt bọ xít hút máu người một cách chi tiết. Hi vọng, với những thông tin được cập nhật, các bạn sẽ trừ bỏ được loại côn trùng nguy hiểm này và có một không gian sống an toàn nhất.
Dietmoi.vn tổng hợp.
NỘI DUNG LIÊN QUAN:
Diệt Côn Trùng
Dịch vụ diệt côn trùng
Công ty chúng tôi là đơn vị cung dịch vụ diệt côn trùng chuyên nghiệp, diệt ruồi, diệt muỗi, diệt kiến, diệt gián, diệt mối, diệt bọ chét, diệt rệp, diệt ve, diệt bọ nhảy, diệt rếp, diệt nhện, bắt tổ ong, diệt kiến ba khoang, diệt chuột
Dịch vụ diệt muỗi tại TPHCM
Dịch vụ diệt muỗi tại TPHCM hiệu quả, đánh nhanh tiêu diệt gọn muỗi ẩn nấp trong môi trường xung quanh. Phun thuốc tôn lưu lâu dài, không muồi hôi, không độc hại.
Bảng báo giá dịch vụ diệt côn trùng
Bảng báo giá diệt côn trùng ruồi, muỗi, kiến, gián, gián đức, bọ chét, rệp, kiến ba khoang... Áp dụng trên toàn quốc của công ty diệt côn trùng Trần Anh.
Kiểm soát động vật gây hại
Công ty Trần Anh chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm soát và phòng chống động vật gây hại (Pest Control) với mục tiêu mang lại môi trường sống và làm việc an toàn, sạch sẽ và thoải mái cho khách hàng.